Luận về ăn chay và ý nghĩa thực trong chay.
Rảnh tai nghe thiên hạ bàn về việc ăn chay rầm rập. Nào rằng trong kinh Phật có dạy là vậy…, lại có kẻ nói đức Phật truyền rằng…, Kẻ ngu muội như mình nghe chẳng hiểu ra sao bèn vội vàng nghĩ về việc ăn chay đơn giản chỉ như vầy:
Xưa kia như là chỉ có sư mới nghĩ việc ăn chay. Sư hẳn chính là kẻ nương nhờ cửa Phật, rồi chay, rồi tịnh. Sư làm công việc quét dọn chùa triền, giữ sạch tượng Phật, bảo quản và lưu giữ kinh Phật. Ngày ngày sư tụng kinh niệm Phật, tích từng chút một cái tu, góp từng chút một cái hành đó thành công đức, rồi nguyện đem cái công đức đó chia sẻ cho thiên hạ. Dân thì có thể lo góp gạo, góp muối, góp công, lo giọt dầu đèn nhang giúp sư làm tròn cái nghĩa vụ trong việc tu hành. Đó cũng là tấm lòng của dân với đạo.
Luận về việc ăn chay, sư xưa kia ăn chay thuần lắm. Đồ chay chỉ có rau cỏ, tương, cà, muối vừng, muối lạc. Sang thì thêm lọ xì dầu, sang nữa là thêm miếng đậu phụ. Sau này có điều kiện hơn, sư có nhiều hơn đậu phụ để ăn.
Ăn chay như vậy là để tránh đi cái nghiệp sát sinh, thể hiện lên cái lòng từ bi của người nhà Phật. Cũng là để muốn răn hoá về nghiệp luân hồi. Đó là ý nghĩa thứ nhất.
Chay là để diệt đi cái tính dục trong người. Sư tu hành, phải diệt được cái ham muốn dục vọng mới có thể giữ cho tâm thanh, thân tịnh rồi quỳ trước Tam bảo, giữa thiên địa mà chủ lễ cho thiên hạ. Chuyện này cũng là từ ngàn xưa, không phải là thíc hay không thíc, chẳng phải muốn hay không muốn. Lễ trong trời đất, tâm phải thanh, thân phải tịnh. Thế mới kinh được đến Thần, mới động được đến Phật. Đó là ý nghĩa thứ hai.
Thứ ba là để tránh đi sự bì tị. Con người ta sống vốn nặng nề vẻ bề ngoài, so đo về miếng cơm, manh áo. Cũng từ đó mà nảy thêm sự tham, sân, si. Nay ăn vào miệng miếng thịt lợn, liếc sang thấy thiên hạ cắn miếng thịt nai. Vậy lại tìm mọi cách để có miếng thịt nai, thịt hoẵng cho khỏi thua, khỏi kém. Sau đó cứ như vậy mà muốn trên người khác, sẵn sàng bất chấp, sẵn sàng chà đạp để hơn, sinh ra tính tàn nhẫn ngay với cả cùng đồng loại, khinh trước, sùng sau. Đó là so bì miếng ăn. Về manh áo, đã mặc tấm áo bằng vải thô, lấy củ nâu để nhuộm. Vậy kệ cho thiên hạ có áo hoa, áo gấm ta cũng chẳng màng, tránh đi sự so bì về miếng cơm manh áo.
Sư ở nhờ trong chùa, gọi là nương nhờ cửa Phật, mặc lên người tấm vải thô nâu, ăn chay, ngày ngày chú tâm chăm lo chùa triền, kinh kệ. Cứ vậy mà tu, mà hành, nguyện lấy công đức đó đi chia sẻ. Sư nơi đâu tu hành tốt, ở đó dân ắt được bình an.
Sau vì đời sống có hơn nên chay cũng có thoáng. Nhưng mọi cái lý ví như chay chỉ vì ta theo Phật, chay vì sức khoẻ, chay vì môi trường, chay cho nhẹ thân, chay vì sở thíc… thì sau này mới có.
Chay mà tốn kém, chay mà xa hoa, chay nhưng vẫn tưởng ra hình thù loài vật, chay cho vui thú thì đấy không gọi là chay mà chỉ là bữa ăn không có thịt.
Ý là như vậy, ai thấy tâm đắc thì hoan hỉ. Còn thấy chẳng cùng ý vậy thì coi như gió thoảng bên tai, cũng hoan hỉ cho qua.
LÝ DO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN ĐÁ QUÝ PHONG THUỶ LẠC VIỆT
- Đội ngũ điêu khắc gia tài năng, nhiều kinh nghiệm được đào tạo bài bản từ trường đại học Mỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh.
- Tạo mẫu theo yêu cầu, đa dạng mẫu mã, kích thước, chất liệu…
- Phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, uy tín.
- Vận chuyển miễn phí toàn quốc. Giao hàng quốc tế.
_______________________________________________
Phong Thuỷ Lạc Việt
Showroom : 222 Đ. Cổ Linh, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội
Địa chỉ VP : 57 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
Hotline : 097 227 00896
Facebook : Phong Thuỷ Lạc Việt – Đá Quý Lạc Việt
Zalo : 097 227 0089
Website : phongthuylacviet.vn